Cách Chế Biến Lẩu Sukiyaki Chuẩn Vị Nhật Tại Nhà

Sukiyaki (すき焼き) là một món ăn của Nhật được biết đến khá rộng rãi, nhưng có rất ít người thật sự biết đến thật sự món ăn này ra sao, trừ phi họ được mời đến nhà của người Nhật để ăn tối.

Lẩu Shabu-Shabu - Tinh Hoa Ẩm Thực Nhật Bản

Món lẩu shabu-shabu được người Nhật tự hào như là một món ăn độc đáo của đất nước mặt trời mọc, vì nước dùng được nấu từ bột cá, nhưng khi ăn chung với thịt bò thì vô cùng hợp khẩu vị.

[[Bật Mí]] Cách Làm Bắp Cải Muối Chua SAUERKRAUT Độc Đáo

Đơn giản trong cách chế biến nhưng lại độc đáo ở hương vị, Sauerkraut được xem là món ăn đặc sản nổi tiếng của người Đức. Món bắp cải muối này cùng với bia Đức đã góp phần ghi dấu ấn ẩm thực.

Công Thức Thực Hành Dưa Muối Nhật Bản

Tsukemono là tên gọi chung của các món dưa muối, có nghĩa là “đồ chua” hay “đồ dầm muối”. Đây là món thường xuyên có mặt trong các bữa ăn truyền thống của người Nhật

Văn Hóa Ăn Mì Của Người Nhật Bản – Mì Udon

Mì Udon là một trong những món ăn ngon trứ danh của đất nước Nhật Bản. Khác với Soba, Somen và Ramen, mì Udon mang đến cảm giác dai, mịn, mượt mà cho người thưởng thức.

Jul 5, 2024

Món ngon mỗi ngày: Cách làm món bì cuốn hấp dẫn

Món bì cuốn không chỉ là một món ngon mỗi ngày mà còn là biểu tượng của sự tinh tế và sự phối hợp hài hòa giữa các thành phần. Được biết đến với sự kết hợp độc đáo giữa lớp bì mỏng manh, thơm ngon và những nguyên liệu tươi ngon khác, món bì cuốn không chỉ làm say mê những thực khách khó tính mà còn chinh phục bất cứ ai từ lần thử đầu tiên.

Nguyên liệu

- 1/2kg thịt nạc lưng

- 100g da heo tươi

- 2 củ tỏi, đường, giấm

- 1 củ cà rốt, 1 củ cải trắng

- 30 bánh tráng - 1 nắm gạo

- Chanh, ớt, nước mắm

- Cải xà lách, rau sống

- 1 Trái dừa tươi

- Mỡ nước.

Cách thực hiện

1. Chuẩn bị

  • 1. Cà rốt + củ cải trắng: tỉa hoa, ngâm giấm đường.
  • 2. Da heo: cạo sạch, cuốn tròn lại, lấy dây lát cột chặt. Luộc chín mềm. Khi cột nhớ cuộn bề mặt da vào trong để dễ xắt. lạng thật mỏng, xong xắt chỉ.
  • 3. Gạo: rang vàng, giã nhuyễn làm thính.
  • 4. Thịt nạc: rửa sạch.

2. Chế biến

  • Ram bì và trộn bì
  • Thịt heo luộc trong nước dừa hoặc nước sôi cho chín. Chảo mỡ nóng, để tỏi vào choa thơm. Cho thịt vô chảo ram vàng. Vớt thịt ra đẻ nguội, thái chỉ.
  • Trộn thịt + da + thính + tỏi băm + 1 chút muối + 3 muỗng mỡ nước. Nêm lại cho vừa ăn và có vị béo.

3. Cuốn bì

  • Bánh tráng cắt bỏ phần bìa cứng, thoa nước cho dẽo bánh.
  • Để bánh tráng lên mâm, sắp xà lách, rau sống lên, cho bì phía ngoài, cuốn chặt tay lại. 
  • Bì cuốn ăn với nước mắm chanh, tỏi ớt

Ghi chú: Khi cuốn bì cuốn nên cuốn chặt tay, ăn mới ngon. Sau này, cũng có người dùng chả lụa thái sợi trộn với da bì để làm bì cuốn.

Tạm kết

Nhấp nháy từng miếng bì mỏng manh kết hợp với những lát thịt thượng hạng, rau sống tươi ngon và chấm cùng nước mắm chua ngọt đậm đà, món bì cuốn chính là một trải nghiệm ẩm thực sắc nét và đầy cảm xúc. Với sự đơn giản nhưng không kém phần tinh tế, món ăn này không chỉ làm thỏa mãn vị giác mà còn mang đến một phần nào đó của nét đẹp văn hóa ẩm thực Việt.


Jun 25, 2024

Các Món Canh Ngon - Văn Hóa Ẩm Thực Đặc Sắc của Việt Nam

Việt Nam - Một đất nước nổi tiếng với ẩm thực đa dạng và phong phú, không thể thiếu các món canh ngon lành mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Những món canh không chỉ đơn thuần là món ăn bổ dưỡng mà còn là biểu tượng của sự sáng tạo, tinh túy trong nghệ thuật nấu nướng của người Việt. Cùng thực đơn eat clean tham khảo vài món canh phổ biến trong bữa cơm gia đình:

Canh chua

Là món canh mang hương vị chua thanh đặc trưng của dấm, cùng với hương thơm của ngò om và sự bổ dưỡng từ cá lóc, cá diêu hồng hay tôm. Canh chua không chỉ là sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu mà còn là niềm tự hào của người miền Nam, thể hiện sự nồng ấm và mến khách của người dân Nam bộ.


Canh bún mắm nêm

Đặc sản của miền Trung, canh bún mắm nêm gây ấn tượng bởi hương vị mắm nêm đậm đà pha chút cay nhẹ, kết hợp với các loại rau củ tươi ngon như rau muống, mướp đắng, cải xanh... Canh này thường được ăn kèm với bún và các loại gia vị như tỏi phi và tiêu để tăng thêm hương vị cho món ăn.

Canh khổ qua nhồi thịt

Một món canh dân dã nhưng mang lại hương vị đặc biệt từ khổ qua chín và nhân thịt bò xay. Canh này không chỉ bổ dưỡng mà còn có tác dụng giải nhiệt vào những ngày hè nóng nực.

Canh rau cải thảo

Với rau cải thảo xanh mướt, canh này mang đến hương vị tự nhiên, dịu nhẹ, là sự lựa chọn lý tưởng cho những bữa ăn nhẹ nhàng nhưng không kém phần bổ dưỡng.

Canh măng tươi

Món canh mang hương vị đặc trưng của măng tươi, pha chút ngọt dịu từ thịt tôm, thịt heo hay cá. Canh măng không chỉ là món ăn ngon mà còn mang lại giá trị dinh dưỡng cao, giúp cơ thể khỏe mạnh và bồi bổ năng lượng.

Những món canh trên đây không chỉ là những món ăn quen thuộc mà còn là những nét đặc trưng trong ẩm thực Việt Nam, thể hiện sự đa dạng vùng miền và sự sáng tạo trong từng bát canh. Việc nấu nướng canh cũng là cách để các bà nội trợ thể hiện tình cảm và lòng hiếu khách, bởi mỗi bữa cơm với canh ngon là dịp để cả nhà quây quần bên bữa cơm ấm áp và sum vầy.

Xem thêm: https://thucdoneatclean.net/mon-ngon-moi-ngay/canh-ngon

Jun 17, 2019

Văn Hóa Ăn Mì Của Người Nhật Bản – Mì Udon


Mì Udon là một trong những món ăn ngon trứ danh của đất nước Nhật Bản. Khác với Soba, Somen và Ramen, mì Udon mang đến cảm giác dai, mịn, mượt mà cho người thưởng thức. Bạn đã biết cách nấu món mì Udon Nhật Bản chưa? Nếu chưa hãy cùng ghi lại công thức ngay dưới đây.
Món mì Udon xuất hiện tại Nhật Bản từ thời kì Nara và trở nên phổ biến không chỉ tại xứ sở của mình mà còn lan rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới. Sợi mì dai, ngon, mềm mượt hòa quyện cùng nước dùng đậm đà đã khiến món ăn của nhật bản này nổi danh và đón nhận sự yêu thích của nhiều người. Có 2 loại mì Udon chính là mì nóng và lạnh. Nếu mì lạnh được dùng vào mùa hè với bắp cải, dưa leo thì những ngày đông giá lạnh, mì Udon sẽ được ăn cùng với nước dùng Dashi (chiết xuất từ các loại thịt cá, rau củ và cả tảo biển), nước tương và rượu mirin. Tại Nhật Bản có rất nhiều địa chỉ bán Udon nhưng để tận hưởng đúng chuẩn hương vị, bạn có thể đến với tỉnh Kagawa.
Mì Udon là món ngon trứ danh của đất nước Nhật Bản
Nguyên Liệu Làm Mì Udon Nhật Bản
20g tảo bẹ Kombu
1lít nước
Rượu Mirin
Nước tương Nhật Bản
2 cây boa-rô
50g ngò rí
Chả cá Kamaboko
250g thịt bò
200g mì Udon đông lạnh
Gia vị: đường, dầu ăn
Cách Làm Mì Udon Nhật Bản
Sơ Chế Nguyên Liệu
Thịt bò rửa sạch, để ráo, cắt lát mỏng.
Ngò rí cắt nhỏ. Boa – rô đoạn thân bạn cắt khúc nhỏ, phần lá cắt nhỏ.
Chả cá Kamaboko cắt lát.
Cách Nấu Nước Dùng Mì Udon – Dashi
Dùng khăn giấy ướt không mùi lau thật sạch tảo bẹ Kombu. Lưu ý, bạn không nên rửa dưới vòi nước, vì sẽ làm giảm vị ngọt hậu Umami có trong tảo.
Dùng kéo cắt 2 đường nhỏ trên thân tảo bẹ. Cho Kombu và 1 lít nước vào nồi. Ngâm Kombu trong nước khoảng 3 – 6 tiếng để vị ngọt của tảo sẽ tiết ra một cách tự nhiên hơn.
Sau đó bắc lên bếp nấu với lửa nhỏ trong vòng 20 – 25 phút. Trong khi nấu, bạn vớt bỏ bọt trên bề mặt. Khi nước Dashi vừa bắt đầu sôi, vớt Kombu ra nếu không nước dùng sẽ bị nhầy và đắng. Sau đó, bạn lọc nước dùng Dashi qua tấm vải mỏng.
Tiếp theo, bạn cho 500ml nước dùng Dashi lên bếp, nêm vào 5g đường, 15ml rượu Mirin, 15ml nước tương Nhật Bản đun sôi thì tắt bếp.
Bắc chảo lên bếp, đổ vào 15ml dầu ăn cho phần thân bao – rô vào xào thơm. Sau đó, bạn cho thịt bò vào xào chín và nêm 15g đường, 15ml nước tương trộn đều và tắt bếp.
Bắc nồi nước sôi lên bếp, cho mì Udon vào luộc trong 2 phút rồi vớt ra ngâm vào nước lạnh và để ráo.
Cho mì vào tô, chan nước dùng, để thịt bò xào, 3 lát chả cá Kamaboko, lá boa – rô, ngò rí vào và thưởng thức.
Chỉ qua 5 bước đơn giản là bạn đã hoàn thành món mì Udon ngon chuẩn vị Nhật Bản rồi đấy! Vị ngọt tinh khiết của nước dùng Dashi kết hợp cùng thịt bò thơm ngon chắc chắn món ăn sẽ cuốn hút bạn ngay từ lần đầu tiên thưởng thức.
Để có thể bổ sung nhiều công thức cũng như kỹ thuật chế biến món Nhật, bạn có thể đăng ký ngay khóa Bếp Trưởng Bếp Nhật tại Hướng Nghiệp Á Âu. Khóa học sẽ là cơ hội hấp dẫn để bạn thỏa mãn niềm đam mê ẩm thực xứ sở hoa anh đào. Hãy điền ngay thông tin vào form bên dưới để được tư vấn nhé!


Công Thức Thực Hành Dưa Muối Nhật Bản


Kết thúc cấp độ cơ bản của khóa Bếp Trưởng Bếp Nhật, các bạn học viên đã có buổi học phương pháp chế biến món dưa muối Nhật Bản Tsukemono (Kimchi – Asazuke – Hakusaizuke) đầy ý nghĩa.
Nếu người Việt thường làm dưa món, người Hàn làm kim chi thì người Nhật cũng thích tự tay làm dưa muối tại nhà để dự trữ thực phẩm. Cùng là dưa muối nhưng với phương pháp chế biến khác nhau của mỗi quốc gia đã “khoác lên những chiếc áo mới” đầy màu sắc cho món ăn này. Theo đó, buổi học về Tsukemono đã giúp học viên vừa có cái nhìn toàn diện hơn về nền văn hóa ẩm thực Nhật Bản, vừa nắm được các kỹ thuật chế biến dưa muối truyền thống theo phong cách của người dân xứ sở hoa anh đào.
Tsukemono Trong Văn Hóa Ẩm Thực Truyền Thống Nhật Bản
Tsukemono là tên gọi chung của các món dưa muối, có nghĩa là “đồ chua” hay “đồ dầm muối”. Đây là món thường xuyên có mặt trong các bữa ăn truyền thống của người Nhật, được dùng làm món khai vị, ăn kèm (okazu) với cơm và súp miso, để “ăn chơi” (otsumami) hoặc dùng trang trí cho các món chính hay cho phần Kaiseki trong các lễ trà đạo.
Làm dưa muối từ lâu đã trở thành tập quán gắn liền với đời sống của người Nhật. Ngày nay, mặc dù có thể dễ dàng mua Tsukemono sẵn tại các siêu thị, nhưng rất nhiều người Nhật vẫn thích tự tay làm các món ăn của nhật này. Hương vị của các loại dưa muối là kết quả của quá trình lưu truyền công thức từ thế hệ này sang thế hệ khác và gắn liền với nền văn hóa ẩm thực Nhật Bản.
Nguyên liệu làm Tsukemono gồm hầu hết các loại rau củ và một số trái cây như: cải thảo, bắp cải, hẹ, củ cải, dưa leo, cà rốt, cà tím, gừng, hành tăm, mận… Ngoài ra còn có thể dùng thêm rong biển và thịt, cá để tạo nên hương vị đa dạng cho món dưa muối.
Bước giới thiệu nguồn gốc, xuất xứ và những thông tin liên quan đến món dưa muối Tsukemono đã giúp tất cả học viên thêm phần hào hứng vì đã hiểu rõ hơn món ăn đã gắn liền với người Nhật truyền thống và hiện đại. Giảng viên cũng không quên hướng dẫn học viên cách thực hành các món ăn sao cho đảm bảo vệ sinh thực phẩm và an toàn lao động trong bếp – một trong những kỹ năng và lưu ý mà bất cứ đầu bếp chuyên nghiệp nào cũng cần ghi nhớ, nằm lòng.
Ba Phương Pháp Chế Biến Dưa Muối Nhật Phổ Biến
Từ thời xa xưa, người Nhật đã biết làm Tsukemono theo nhiều phương pháp khác nhau, từ đơn giản như ngâm muối hoặc giấm cho đến các quy trình phức tạp bằng cách lên men. Với cách hướng dẫn thu hút, dễ hiểu của giảng viên, các học viên lần lượt được thực hành ba phương pháp làm dưa muối Nhật cơ bản gồm: Kimchi, Asazuke và Hakusaizuke.
Trong cách làm kim chi kiểu Nhật, các học viên đã nắm được điểm khác biệt cơ bản so với món kim chi Hàn Quốc và nhiều bí quyết sơ chế tuy nhỏ nhưng tạo nên hiệu quả rất lớn: từ cách sơ chế thịt heo, chẻ cải thảo, sơ chế ớt sừng, hành, hẹ, cà rốt đến cách rửa cho sạch… Đặc biệt, quá trình làm nhân kim chi được giảng viên rất lưu ý về cách lựa chọn các loại nước có gas để đảm bảo màu và vị của kim chi, cách dùng đúng loại bột để tạo độ dính cho nước xốt, cách bóp nhân đúng để không bị nhão hay phân chia nhân hợp lý… để chỉ sau 12 tiếng là đã có thể thưởng thức.
Với cách chế biến dưa muối kiểu Asazuke, học viên được hướng dẫn cách muối dưa nhanh của người Nhật. Asazuke phổ biến thứ hai chỉ đứng sau kim chi trong các loại dưa muối ở Nhật và chỉ cần chế biến xong là có thể thưởng thức ngay. Chính vì thời gian ngắn nên nguyên liệu làm Asazuke giữ được màu sắc tươi sáng và được đa số người Nhật yêu thích. Dù có vẻ dễ làm nhưng trong cách chế biến này, học viên vẫn được lưu ý từng cách cắt rau, cách lựa chọn các nguyên liệu đi kèm, cách sơ chế để đảm bảo được độ giòn và hương vị đậm đà cho món ăn – điều rất khó thực hiện ở các cách muối dưa nhanh.
Có thời gian chế biến lâu hơn kim chi và Asazuke, dưa muối kiểu Hakusaizuke được nén trong một cái vại hoặc hũ nhựa lớn bằng một viên đá hoặc các vật dụng nặng đè ở trên từ 7 – 10 ngày. Quá trình muối Hakusaizuke có một chú ý vô cùng quan trọng là nên dùng tay trực tiếp hay không? Điều này sẽ quyết định đến 90% sự thành công của món ăn.
Trong không khí thực hành sôi nổi, nhiều câu hỏi của các bạn học viên đặt ra đã được giải đáp cặn kẽ, nhiệt tình. Kết thúc buổi học là thành phẩm đầy ấn tượng cùng nét rạng rỡ trên khuôn mặt của cả thầy và trò.
Nếu bạn muốn trải nghiệm những buổi học thú vị, chuyên nghiệp như thế này và trang bị kiến thức, kỹ năng vững chắc để trở thành Bếp trưởng Bếp Nhật hay kinh doanh món Nhật, đừng quên để lại thông tin đăng ký hoặc gọi về tổng đài18006148 để được tư vấn miễn phí nhé!

[[Bật Mí]] Cách Làm Bắp Cải Muối Chua SAUERKRAUT Độc Đáo


Đơn giản trong cách chế biến nhưng lại độc đáo ở hương vị, Sauerkraut được xem là món ăn đặc sản nổi tiếng của người Đức. Món bắp cải muối này cùng với bia Đức đã góp phần ghi dấu ấn ẩm thực Đức trong lòng nhiều thực khách trên toàn thế giới. Hãy cùng Hướng Nghiệp Á Âu khám phá Sauerkraut là gì và tìm hiểu cách làm bắp cải muối chua Sauerkraut nhé!
Sauerkraut Là Gì? Những Điều Thú Vị Về Món Sauerkraut
Sauerkraut là món dưa cải muối chua do người Đức sáng tạo ra. Món ăn truyền thống này thuộc nhóm thức ăn có từ lâu đời, bên cạnh bia Đức và xúc xích Đức. Những du khách nước ngoài, đặc biệt là ở vùng nói tiếng Anh, thường nhắc đến Sauerkraut khi nói đến ẩm thực Đức. Một phần vì Đức nằm hơi thiên về phía Bắc Âu nên những món ăn ở đây sẽ thiên về các món ăn no để người dân nạp nhiều năng lượng, nhằm đối phó với thời tiết giá lạnh.
Sauerkraut là món ăn đặc sản truyền thống của người Đức.
Sauerkraut là món ăn được ưa chuộng trong những ngày mùa đông ở Đức, và cũng chính là thức ăn kèm hàng ngày của mỗi gia đình Đức. Người ta đánh giá độ ngon của Sauerkraut dựa vào độ vàng của bắp cải, mùi vị chỉ cần hơi chua, thơm và mềm là được. Đây là món ăn kích thích vị giác, giúp người ăn có cảm giác ngon miệng hơn. Dưa cải muối Sauerkraut có thể ăn kèm với các món thịt quay, Salami, nhưng ngon nhất vẫn là khi ăn cùng thịt heo. Sauerkraut ăn cùng thịt heo sẽ mang đến cho thực khách một trải nghiệm hương vị độc đáo, từ ngọt, bùi tới chua, béo.
Ở mỗi vùng khác nhau, người ta sẽ chế biến Sauerkraut theo khẩu vị khác nhau, tuy nhiên về cách chế biến cơ bản là giống nhau. Nếu chưa có dịp du lịch đến nước Đức xinh đẹp, bạn cũng có thể tự tay chế biến Sauerkraut để nếm thử ngay tại nhà với hướng dẫn mà chúng tôi chia sẻ dưới đây.
Cách Làm Bắp Cải Muối Chua Sauerkraut
Nguyên Liệu Làm Bắp Cải Muối Chua Sauerkraut
2,5 kg bắp cải
Lọ thủy tinh kín nắp loại to
Lọ thủy tinh kín nắp loại nhỏ
1 chiếc nắp lớn
4 thìa canh muối
Cách Làm Bắp Cải Muối Chua Sauerkraut
– Bắp cải rửa sạch, dùng dao sắc cắt thành sợi. Kích thước các sợi tùy thích.
– Để bắp cải có vị chua đậm đà vừa phải, bạn cần canh chuẩn tỉ lệ bắp cải và muối. Cứ 700 gram bắp cải sẽ cho 1 thìa canh muối. Vì vậy, với 2,5 kg bắp cải bạn có thể cho hơn 3,5 thìa canh muối và trộn đều tay để muối ngấm vào bắp cải.
– Cho hỗn hợp vừa rồi vào một chiếc thố (hoặc tô) lớn, dùng chiếc nắp lớn để đậy và ấn mạnh để nén phần bắp cải. Cất bắp cải ở nơi thoáng mát trong vòng 1 ngày.
– Đổ đầy nước vào lọ thủy tinh hoặc túi kín để chèn vào xô bắp cải và tiếp tục để chúng ở nơi thoáng mát. Bạn nên kiểm tra thành phầm hàng ngày để đảm bảo phần cải không bị mốc.
– Sau vài ngày bạn có thể đậy hờ nắp để giảm mùi đặc trưng của bắp cải khi muối. Không như muối dưa cải của Việt Nam diễn ra khoảng 2 – 3 ngày, quá trình muối bắp cải kéo dài trong khoảng từ 2 đến 5 tuần. Sau mỗi tuần bạn nên nếm thử để điều chỉnh độ chua của bắp cải.
– Khi quá trình muối bắp cải kết thúc, cải đã đạt độ chua vừa ý, bạn để phần bắp cải vào lọ kín và bảo quản trong tủ lạnh ăn dần. Người Đức thưởng thức Sauerkraut cùng giò heo, các món quay, chiên, hoặc các món BBQ, … để giảm vị béo ngậy của thịt, làm món ăn trở nên nhẹ nhàng và hấp dẫn hơn.
Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi, các bạn đã biết Sauerkraut là gì và những điều thú vị của món ăn ngon nhật bản này rồi phải không nào? Nếu chưa dịp ghé thăm nước Đức, bạn có thể tham khảo với cách làm bắp cải muối chua Sauerkraut ngay tại nhà nêu trên để thưởng thức nhé.

Jun 15, 2019

Cách Chế Biến Lẩu Sukiyaki Chuẩn Vị Nhật Tại Nhà


Sukiyaki (すき焼き) là một món ăn của Nhật được biết đến khá rộng rãi, nhưng có rất ít người thật sự biết đến thật sự món ăn này ra sao, trừ phi họ được mời đến nhà của người Nhật để ăn tối, hoặc đến nhà trọ truyền thống Nhật hay nhà hàng cao cấp Nhật – nơi món ăn được nấu ngay tại bàn. Lý do cho điều này là bởi đây là món lẩu được nấu tại bàn, ở nhà, hơn là được ăn tại nhà hàng.

Nguyên liệu
Nước dùng
50g cá bào Hanakatsuo
100g phổ tai DashiKombu rửa sạch
Gia vị nêm gồm
1 thìa súp nước tương Kikkoman shoyu
1 thìa súp rượu ngọt Mirin
1 thìa cà phê đường trắng
½ thìa súp rượu sake; thìa súp hạt nêm từ thịt
Nguyên liệu ăn kèm
400g thịt bò phi lê
4 quả trứng gà
100g cải thảo
Củ hành tây, rau tần ô (cải cúc)
Tai nấm đông cô
Cọng hành boa rô
Củ cà rốt gọt vỏ
Miếng đậu hũ
Nước chấm ăn kèm gồm
1 chút củ cải trắng bào nhuyễn
Sốt Ponzutake.
Cách chế biến món lẩu Sukiyaki
Thái mỏng thit bò
Rửa các loại rau, nấm, thái khúc vừa ăn
Đậu hũ thái miếng vừa ăn
Tỉa hoa cà rốt, thái mỏng
Rửa phổ tai, cho vào nước luộc khoảng 10 phút. Tiếp tục cho cá bào vào đun vừa sôi, nhấc xuống.
Lược nước dùng qua rây để lấy nước trong cho ra nồi lẩu. Tiếp tục đun sôi nước trong, nêm hạt nêm từ thịt, nước tương, rượu ngọt Miin, đường, một chút rượu sakê vừa ăn.
Thưởng thức
Đập trứng gà ra bát, nhúng vào lẩu trước khi ăn.
Nhúng thịt, đậu, rau, nấm vào nước lẩu, lấy dùng nóng.
Món này chấm kèm với củ cải bào nhuyễn và sốt Ponzutake trộn với nhau.

Lẩu Shabu-Shabu - Tinh Hoa Ẩm Thực Nhật Bản


Món lẩu shabu-shabu được người Nhật tự hào như là một món ăn độc đáo của đất nước mặt trời mọc, vì nước dùng được nấu từ bột cá, nhưng khi ăn chung với thịt bò thì vô cùng hợp khẩu vị. Đặc biệt là xốt mè dùng để chấm thịt bò vừa béo, vừa thơm, tăng thêm hương vị cho món lẩu Shabu-shabu đã trở thành một món ăn của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Tên Shabu Shabu được đặt dựa theo âm thanh khi nhúng thịt vào nước dùng. Thịt để ăn lẩu của người Nhật phải là loại thịt bò tươi, được xắt thành miếng lớn nhưng bản mỏng. Lẩu Shabu Shabu được uống kèm với rượu sake, bia lạnh, trà nóng hoặc là rượu vang đỏ. Còn đồ tráng miệng là trái cây, nước ép trái cây hoặc là nước đá. Khi dùng lẩu, người ăn thường lấy thịt bò nhúng qua nước lẩu cho vào chén ăn kèm với nước chấm. Nước lẩu Shabu Shabu đơn giản chứ không cầu kỳ và đa nguyên liệu như lẩu Tứ Xuyên.
Hôm nay, Chef Nhung sẽ giới thiệu đến với các bạn cách làm món lẩu Shabu-Shabu ngon - đơn giản tại nhà.

Nguyên liệu:

- Thịt bò: 350g
- Lá phổ tai: 100g
- 200g cải thảo, 200g cải cúc, 150g cà rốt, 150g củ cải trắng, 150g hành boa-rô, 150g nấm đông cô, 50g hành lá, 150g nấm kim châm, 2 miếng đậu hũ Nhật, 20g nước tương Kikkoman, 2 trái chanh, 5 tép tỏi, 50ml dầu mè Nhật Atari Goma

Cách chế biến lẩu Shabu Shabu

- Thịt bò rửa sạch, xắt lát mỏng lớn
- Cho phổ tai vào khoảng 1 lít nước, đun sôi làm nước dùng
- Cải thảo, cải cúc, hành lá rửa sạch, xắt khúc ngắn. Cà rốt gọt vỏ, tỉa bông. Củ cải trắng gọt vỏ, nạo nhuyễn. Hành boa-rô cắt lát xéo. Nấm cắt bỏ chân, rửa sạch. Đậu hũ cắt miếng vừa ăn. Chanh vắt nước cốt. Hành lá xắt nhỏ. Tỏi băm nhỏ
- Nước chấm: Pha nước cốt chanh và tương Kikkiman hoặc dầu mè atari goma, dầu ăn và tỏi xay
- Nước dùng sôi, cho từng nguyên liệu vào, ăn kèm nước chấm.
- Cách tốt nhất là bắt đầu bằng vài lát thịt bò, rồi khi nước dùng ngọt lên nhờ hương vò của thịt thì hãy ăn rau và nấm. Thịt bò nên thái càng mỏng càng tốt. Mọi người ngồi quanh nồi lẩu với đũa trên tay, gắp những miếng thức ăn được xắt sẵn từ đĩa và cho vào nồi nước nóng. Món ăn sẽ ngon hơn nếu như ăn lúc chưa chín hẳn. Dĩ nhiên, một số người muốn ăn chín hơn một chút. Những người sành điệu thích ăn tái, vì nó gần như là tan trong miệng. Đây là một món ăn tuyệt vời dành cho những cuộc họp mặt bạn bè thân mật. Có lẽ vì vậy mà người ta thích món ăn này đến vậy.